Ở phường 3, TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, có một cựu giáo viên về hưu. Vượt lên những khó khăn ở ngưỡng tuổi xế chiều, bà Thái Kim Hoa vẫn nỗ lực lao động, quyết tâm nuôi chí làm giàu.
Để kiếm thêm thu nhập, bà quyết định tìm tòi, nghiên cứu cách nuôi dế trên mạng.
Thoạt đầu, bà chỉ tâm niệm, nuôi dế để chơi, giải khuây trong những lúc rảnh rỗi khi không còn đứng trên bục giảng. Số lượng dế lúc ấy cũng không nhiều, chỉ một số ít xin được của người cháu, cũng bởi lẽ, thời điểm ấy trong tay của cựu giáo viên cũng chẳng đủ vốn liếng để có thể nuôi với quy mô lớn.
Hiện nay, ngoài việc sản xuất dế để làm mồi câu cá, bà Hoa đã nuôi thành công 2 loại dế có thể chế biến thành thức ăn đó là dế thịt (hay dế sữa) và dế trứng. Dế thịt dễ nuôi hơn, trong tự nhiên, dế sinh trưởng, phát triển và sinh sản quanh năm.
Loài này có bản tính hung hăng nhưng lại thích sống theo bầy đàn, môi trường sống rất đơn giản, không cầu kỳ, có thể ở hang hay trong những đám cỏ khô nên có thể tổ chức chăn nuôi tập trung được, nhưng phải đảm bảo việc chăn nuôi chúng phải tương tự như môi trường thiên nhiên hoang dã.
Tuy vậy, không phải là không có những rắc rối khu nuôi cả đàn dế hàng triệu con xung quanh nhà. Nhiều buổi trưa tiếng dế kêu liên tục như bản hợp xướng khiến bà Hoa không thể nào ngủ được.
Dế thường được nuôi trong lồng lưới, thường kêu không cố định bất cứ lúc nào chúng đều có thể kêu. Bởi vậy, nhà bà Hoa lúc nào cũng trong trạng thái ồn ào và huyên náo.
Thức ăn của loài này lại phải kén chọn khá kỹ, thường phải là rau sạch trồng ở nhà và thức ăn dành cho gà. Nếu thức ăn bị dính phân thì tuyệt đối dế không đụng vào, đó chính là lý do dế thường khá sạch nếu đem so sánh với các loài côn trùng khác.
Nếu muốn nhận dạng, dế thịt và dế trứng có lẽ chỉ khác ở đặc điểm dế thịt nhỏ hơn, có vị béo còn dế trứng thì to hơn, nhiều đạm và ăn khá nhanh ớn.
Trên thị trường hiện nay, 1kg dế thịt khoảng 120.000 đến 150.000 đồng, dế trứng thì vào cỡ 200.000 dến 220.000 đồng/kg.
Trại nuôi dế hơn 200 mét vuông của bà Hoa còn cung cấp một số lượng dế giống để cung cấp ra ngoài thị trường.
Mỗi tháng, trại dế của bà xuất đi khoảng 500kg dế tất cả các loại. Bên cạnh đó, bà còn xây dựng chuỗi “vệ tinh” cung ứng nguồn hàng liên tục khi cần từ anh chị em họ hàng.
Đó là cơ sở để bà xuất hàng đi các nhà hàng, quán nhậu khắp các tỉnh thành ở ĐBSCL như Cà Mau, Bến Tre, TP. Cần Thơ… Tính bình quân, mỗi năm tiền lãi ròng từ việc bán dế đã đem lại cho bà Hoa hơn trăm triệu đồng mỗi năm.
Hợp tác nghiên cứu và phát triển các sản phẩm công nghệ cao, dược liệu, mỹ phẩm, thực phẩm và công nghệ sinh học; sản xuất và thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu từ trường Đại học Thủ Dầu Một; phối hợp đào tạo thực hành nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên,… là những nội dung hợp tác giữa trường Đại học Thủ Dầu Một và Công ty Cổ phần True Digital Group Việt Nam.
Ngày 25/7/2024, Trung tâm Hợp tác doanh nghiệp và khởi nghiệp, trường Đại học Thủ Dầu Một đã tổ chức cho cán bộ giảng viên thuộc Viện Kỹ thuật Công nghệ, CTĐT Ngôn ngữ Trung Quốc tham quan thực tế tìm hiểu các doanh nghiệp tại Khu Công nghiệp VSIP III tỉnh Bình Dương.
Hơn 1000 vị trí việc làm, 47 doanh nghiệp trực tiếp tham gia phỏng vấn tuyển dụng, tư vấn việc làm cho sinh viên, ký kết hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường, doanh nghiệp trao học bổng, tìm kiếm giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo,… là những điểm nhấn ấn tượng trong Ngày hội việc làm năm 2024.
Ngày 17/04/2024, trường Đại học Thủ Dầu Một và Công ty TNHH Esuhai đã có buổi làm việc, thống nhất thiết lập quan hệ hợp tác về phát triển chương trình liên kết đào tạo tiếng Nhật và kỹ năng làm việc cho sinh viên; tuyển chọn sinh viên tham gia học tập, thực hành, làm việc tại Nhật Bản; giới thiệu sinh viên làm việc tại các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam.