Trung tâm hợp tác Doanh nghiệp và Khởi nghiệp - Trường Đại học Thủ Dầu Một được dự án V2work hỗ trợ phát triển, đồng tài trợ bởi Hội đồng chung châu Âu (EU) trong chương trình Erasmus+, với hợp đồng số 586252-EPP-1-2017-1-ES-EPPKA2-CBHE-SP.

Giới thiệu dự án Sáng tạo khởi nghiệp: Máy lọc không khí bền vững OriAir

05/11/2021 21:12  758

Thiết kế và chế tạo máy lọc không khí bền vững OriAir giúp cải thiện không khí, máy có nguyên lý hoạt động đơn giản, chi phí rẻ nhưng mang lại hiệu quả rất lớn, đặc biệt là góp phần cải thiện chất lượng không khí trong gia đình.

Ý tưởng về máy lọc không khí bền vững OriAir đến từ nhóm SV Nguyễn Đình Hùng – ngành Quản trị kinh doanh; Phạm Thị Hồng Thương – ngành Tài chính ngân hàng; Lâm Thúy Trinh – ngành Luật; Nguyễn Ngọc Cẩm Tú – ngành Kỹ thuật phần mềm. Dự án của nhóm đã đoạt giải Nhất cuộc thi TDMU Entrepreneurship Competition - TEC2021; Giải Ba cuộc thi Ý tưởng Sáng tạo - Khởi nghiệp trong đoàn viên thanh niên tỉnh Bình Dương năm 2021; và đặc biệt là Giải Ba chung cuộc tại cuộc thi Ý tưởng Khởi nghiệp CiC 2021.

Cùng tham gia trong Câu lạc bộ khởi nghiệp ĐH Thủ Dầu Một, các thành viên của nhóm đến từ nhiều ngành học khác nhau đã bổ dung, phát huy thế mạnh của mình trong quá trình thực hiện dự án. Chia sẻ về ý tưởng, Đình Hùng cho biết, OriAir là sản phẩm lấy cảm hứng từ hơi thở của thiên nhiên là cây xanh và hệ thống lọc khí bằng công nghệ bền vững. Sản phẩm cho phép người dùng trải nghiệm hệ thống lọc sạch không khí qua 2 giai đoạn và công nghệ trồng cây tự tưới trong chính gia đình của mình. Giải thích về nguyên lý hoạt động của máy lọc không khí, Cẩm Tú cho biết, OriAir có nguyên lý hoạt động đơn giản, có thể lọc đến 93% VOC và 99% các loại vi khuẩn, hạt siêu mịn và mùi. Đặc biệt, bộ lọc này không cần thay thế, khi bẩn chỉ cần lấy ra rửa sạch và dùng tiếp. Song song đó, hệ thống tưới tự động sẽ tự động cung cấp nước và chất dinh dưỡng cho cây. “Tuy nguyên lý hoạt động đơn giản nhưng do chưa có nhiều kinh nghiệm khi thực hiện đề tài liên quan nhiều đến kỹ thuật, nên trong quá trình lên ý tưởng và thực hiện hoàn chỉnh, nhóm cũng đã gặp không ít khó khăn như: sử dụng nguyên liệu tái chế vừa bảo đảm hiệu quả cao và hướng tới thân thiện môi trường, thiết kế mô hình máy gọn nhẹ,…”  - Hùng chia sẻ.

Trong quá trình thực hiện sản phẩm, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19, các thành viên trong nhóm OriAir không làm việc trực tiếp được nên nhóm gặp nhiều khó khăn, nhất là giai đoạn hoàn thiện tính năng của sản phẩm. Để khắc phục điều này, nhóm đã chủ động xây dựng kế hoạch làm việc cho từng cá nhân, có báo cáo công việc hàng ngày. “Hiệu quả công việc được đánh giá qua sự phát triển của dự án và sự tiến bộ của từng thành viên.” – Thành viên Thúy Trinh cho biết.  Theo đó, mỗi thành viên phụ trách một mảng công việc, tranh thủ những ngày nghỉ học, cùng nhau hoàn thiện ý tưởng, thí nghiệm sản phẩm, phân tích chiến lược marketting, kế hoạch sản xuất, kinh doanh... Ban đầu, dự án có tên là  Orilab, nhưng trong quá trình tham gia cuộc thi CiC, được sự góp ý của Hội đồng Ban giám khảo và sự hướng dẫn của các mentor, nhóm đã đổi tên dự án thành OriAir, đồng thời cải tiến một vài tính năng của sản phẩm phù hợp tiêu chí của người tiêu dùng và thân thiện với môi trường hơn.

Hiện tại, dự án “Máy lọc không khí bền vững OriAir” đang được các thành viên trong nhóm OriAir liên tục thử nghiệm, gấp rút hoàn thiện để cho ra sản phẩm tối ưu nhất nhằm chuẩn bị tham gia Cuộc thi “Sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” năm 2021 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức và cuộc thi “Khởi nghiệp Quốc gia” năm 2021 của Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp.


Ý tưởng về máy lọc không khí bền vững OriAir ban đầu được lấy tên là Orilab



Dự án của nhóm đã đoạt giải Nhất cuộc thi TDMU Entrepreneurship Competition - TEC2021



Giải Ba chung cuộc là phần thưởng xứng đáng dành cho dự án khả thi và sự nỗ lực của các thành viên ĐH Thủ Dầu Một trong suốt 7 tháng tham gia cuộc thi



Các thành viên trong nhóm OriAir liên tục thử nghiệm, gấp rút hoàn thiện để cho ra sản phẩm tối ưu nhất nhằm chuẩn bị tham gia Cuộc thi “Sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp”, và cuộc thi “Khởi nghiệp Quốc gia”

BBT

Hợp tác Doanh nghiệp

Hơn 1000 vị trí việc làm, 47 doanh nghiệp trực tiếp tham gia phỏng vấn tuyển dụng, tư vấn việc làm cho sinh viên, ký kết hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường, doanh nghiệp trao học bổng, tìm kiếm giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo,… là những điểm nhấn ấn tượng trong Ngày hội việc làm năm 2024.

Ngày 17/04/2024, trường Đại học Thủ Dầu Một và Công ty TNHH Esuhai đã có buổi làm việc, thống nhất thiết lập quan hệ hợp tác về phát triển chương trình liên kết đào tạo tiếng Nhật và kỹ năng làm việc cho sinh viên; tuyển chọn sinh viên tham gia học tập, thực hành, làm việc tại Nhật Bản; giới thiệu sinh viên làm việc tại các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam.

Nhằm hỗ trợ quảng bá hình ảnh, thương hiệu, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp; đồng thời tạo sự kết nối giữa doanh nghiệp với Nhà trường, giảng viên, sinh viên các Khoa, Viện trong các hoạt động tìm kiếm nơi thực hành, thực tập, việc làm và ứng tuyển vào những Doanh nghiệp phù hợp.

Ngày 01/03/2024, tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, Trung tâm Hợp tác Doanh nghiệp và Khởi nghiệp đã gặp gỡ và đón tiếp đại diện Xelex Group đến thăm và làm việc.



KHẢO SÁT TRỰC TUYẾN