Trung tâm hợp tác Doanh nghiệp và Khởi nghiệp - Trường Đại học Thủ Dầu Một được dự án V2work hỗ trợ phát triển, đồng tài trợ bởi Hội đồng chung châu Âu (EU) trong chương trình Erasmus+, với hợp đồng số 586252-EPP-1-2017-1-ES-EPPKA2-CBHE-SP.

Dự án “Gel hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến” giành Quán quân TEC2023

18/12/2023 13:35  158

Sáng ngày 16/12/2023, trường ĐH Thủ Dầu Một đã tổ chức vòng chung kết và trao giải cuộc thi SV ĐH Thủ Dầu Một với ý tưởng khởi nghiệp TDMU Entrepreneurship Competition năm 2023 – TEC2023. Vượt qua 9 dự án, sản phẩm Gel hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến đã xuất sắc đạt giải thưởng cao nhất tại cuộc thi năm nay.

Tham dự chương trình về phía các đơn vị đối tác có bà Trương Diệu Oanh – Đại diện Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp, cùng các thành viên Hội đồng Tư vấn và Hỗ trợ khởi nghiệp quốc gia phía Nam, bà Phan Thị Thùy Trang - Trưởng phòng Quản lý công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương, đại diện các đơn vị, nhãn hàng đồng hành và tài trợ cho cuộc thi. Về phía trường ĐH Thủ Dầu Một có TS. Ngô Hồng Điệp – Phó Hiệu trưởng, cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị chức năng, các thành viên đội thi và hơn 500 sinh viên tham gia cổ vũ.

TDMU Entrepreneurship Competition là cuộc thi do trường Đại học Thủ Dầu Một tổ chức định kỳ hàng năm, dưới sự đồng hành, phối hợp thực hiện của Hội đồng Tư vấn và Hỗ trợ khởi nghiệp quốc gia phía Nam và Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp. Được phát động từ ngày 22/9/2023, cuộc thi thu hút hơn 30 ý tưởng, dự án tham gia. Sau vòng sơ loại, 20 dự án có tính thực tế và ứng dụng cao đã bước tiếp vào phần thi triển lãm sản phẩm và thuyết trình tại vòng Bán kết. Hội đồng giám khảo đã đánh giá và chọn ra 10 ý tưởng/dự án xuất sắc nhất bước vào tranh tài tại vòng chung kết, gồm: TEC02 - Sản xuất cồn khô thiên nhiên từ dầu ăn đã qua sử dụng; TEC03 - Sản phẩm thấm hút váng dầu nhớt bằng nguyên liệu tóc; TEC08 - TDMU Chat GPT - Hệ thống website sáng tạo nội dung số AI; TEC09 - Mô hình trồng Nấm bào ngư xám trên giá thể bã cà phê ở đô thị; TEC11- Nước uống hỗ trợ sức khỏe Hạ thảo thủy phân; TEC12 - Bộ sản phẩm tẩy rửa hữu cơ; TEC18 - Bia thanh long đỏ; TEC20 - F-Gelfi; TEC21 - KOM Hair Rinse; TEC25 - Sữa rửa mặt Yên Bạch.

Tại vòng chung kết, TOP 10 dự án xuất sắc đã trưng bày mô hình sản phẩm, thể hiện bản lĩnh trong việc thuyết minh tính sáng tạo, tính khả thi cũng như tính ứng dụng cao trong thực tiễn của dự án. Danh hiệu Quán quân của cuộc thi năm nay đã được trao cho dự án F-Gelfi (Gel hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến) của nhóm sinh viên Huỳnh Kim Liên, Nguyễn Thị Mỹ Hiền, Vũ Thị Hồng Nhung, Trần Thị Diệu Huyền, Nguyễn Thị Mỹ Dàng. Giải Á quân được trao cho nhóm sinh viên Ngô Trường Vũ, Nguyễn Hoàng Qui, Mai Xuân Thuận, Phan Anh Phi, Trần Thị Thu My với dự án “TDMU Chat GPT - Hệ thống website sáng tạo nội dung số AI”. BTC cũng đã trao 02 giải Tiềm năng cho dự án “Sản xuất cồn khô thiên nhiên từ dầu ăn đã qua sử dụng”, dự án “Bộ sản phẩm tẩy rửa hữu cơ”.

Phát biểu tại chương trình, TS. Ngô Hồng Điệp – Phó Hiệu trưởng gửi lời cảm ơn trân trọng đến Hội đồng Tư vấn và Hỗ trợ khởi nghiệp quốc gia phía Nam và Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp đã đồng hành cùng nhà trường, cố vấn và hỗ trợ sinh viên xuyên suốt hành trình của cuộc thi. Đánh giá cao chất lượng các dự án TOP 10 TEC2023, đặc biệt là tinh thần khởi nghiệp của sinh viên, TS. Ngô Hồng Điệp cho biết, cuộc thi là sân chơi bổ ích cho sinh viên trong lĩnh vực khởi nghiệp, tạo sự chuyển biến tích cực về tư duy, hành động trong lực lượng sinh viên và là động lực để khơi dậy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo của thế hệ trẻ trường ĐH Thủ Dầu Một. “Những dự án khởi nghiệp được xem là bước đi đầu tiên trên hành trình khởi nghiệp, có thể chưa thành công nhưng sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệp, kiến thức, kỹ năng. Sau khi ra trường, các em phát huy năng lực của bản thân, tìm kiếm và tạo ra những cơ hội khởi nghiệp để bản thân đạt được những thành công vững chắc trong sự nghiệp của mình” - TS. Ngô Hồng Điệp gửi gắm.


Tại vòng chung kết, TOP 10 dự án xuất sắc đã trưng bày mô hình sản phẩm, thuyết minh tính khả thi của dự án



Được đánh giá cao về tính ứng dụng trong thực tiễn, dự án F-Gelfi (Keo hỗ trợ điều trị vảy nến) đã giành danh hiệu Quán quân của cuộc thi năm nay



Giải Á quân được trao cho dự án “TDMU Chat GPT - Hệ thống website sáng tạo nội dung số AI”



Các dự án nhận giải Tiềm năng



BTC cũng trao giải Phong trào cho 06 dự án của vòng chung kết



TS. Ngô Hồng Điệp - Phó Hiệu trường nhà trường phát biểu chúc mừng các nhóm dự án thuộc TOP 10



Lãnh đạo nhà trường trao hoa và thư cảm ơn cho các thành viên Hội đồng Ban giám khảo của cuộc thi



BTC cuộc thi trao thư cảm ơn cho đội ngũ CB-GV hướng dẫn các nhóm dự án tham gia cuộc thi



TDMU Entrepreneurship Competition là cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp được trường ĐH Thủ Dầu Một tổ chức định kỳ hàng năm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong lực lượng SV

Khởi nghiệp

Kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm và vốn liếng đủ để có thể “ra riêng”, làm chủ doanh nghiệp của riêng mình nhưng bạn tôi vẫn không muốn, bởi chị vẫn thấy mình phù hợp nhất khi làm thuê.

“Khởi nghiệp hạnh phúc” là thông điệp của cuốn sách Nhà cố vấn khởi nghiệp – Bí quyết trở thành nhà khởi nghiệp hạnh phúc, do Hội đồng Tư vấn và Hỗ trợ khởi phiệp phía Nam (Hội đồng) mới ra mắt.

Ngày 22/03/2024, trường Đại học Thủ Dầu Một phối hợp cùng Hội đồng Tư vấn và Hỗ trợ Khởi nghiệp quốc gia phía Nam (Hội đồng TVHTKNQG phía Nam), Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức Chương trình giao lưu doanh nhân – sinh viên với chủ đề “Ươm mầm khát vọng doanh nhân” và phát động Chương trình khởi nghiệp năm 2024.

Với mục tiêu tạo ra diễn đàn để các bên liên quan chia sẻ kinh nghiệm thực tế quý giá, những thách thức và cơ hội trong việc phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dụ, Tọa đàm “Kiến tạo tương lai: Giải pháp phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và hỗ trợ khởi nghiệp trong nhà Trường” do BK Holdings (Đại học Bách Khoa Hà Nội) phối hợp cùng Đại học Macquarie (Úc) tổ chức vào ngày 06/3/2024 vừa qua.



KHẢO SÁT TRỰC TUYẾN